Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Thói hư, tật xấu, dù có “giấu đầu nhưng vẫn hở đuôi”

Sau nhiều năm thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, chống đối Việt Nam không đạt kết quả, các thế lực thù địch đã điều chỉnh thủ đoạn, biện pháp chiến lược, thực hiện chính sách hai mặt, vừa ve vãn lôi kéo, vừa gây sức ép đối với Việt Nam nhằm tạo ra sự mơ hồ trong xác định đối tác và đối tượng của một bộ phận quần chúng nhân dân. Đặc biệt, gần đây, một mặt, họ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, tăng cường các chuyến thăm cấp cao và hợp tác kinh tế, ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và trở thành Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc... Mặt khác, họ tìm cách xâm nhập, tác động, tìm cách chi phối một số lĩnh vực, thông qua “hỗ trợ sáng kiến” để thúc đẩy “cải cách dân chủ” để “chuyển hoá” chế độ chính trị ở Việt Nam. Các thủ đoạn, biện pháp chính như sau: xâm nhập, lái ngành giáo dục đào tạo và truyền thông Việt Nam theo hướng phương Tây, đưa nội dung “dân chủ” kiểu phương Tây vào hệ thống báo chí và nền giáo dục Việt Nam nhằm tác động, chuyển hoá tư tưởng, lối sống của các thế hệ Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ tuổi: học sinh, sinh viên. Trên thực tế, các thế lực thù địch đã tiến hành các hoạt động như: 1. Lợi dụng những bất cập của nền giáo dục Việt Nam để đưa ra những đánh giá xuyên tạc về tình hình giáo dục ở Việt Nam và tuyên truyền, quảng bá, khuếch trương nền giáo dục phương Tây; 2. Hỗ trợ các quỹ, các chương trình đào tạo, tuyển chọn cán bộ đang công tác trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước để đào tạo thế hệ cán bộ có tư tưởng thân phương Tây; 3. Tổ chức “nghiên cứu khoa học”, thành lập “Trung tâm nghiên cứu khoa học” để lôi kéo trí thức, nhất là các nhà khoa học Việt Nam...
Một thủ đoạn tinh vi khác đang được các thế lực thù địch triệt để sử dụng là tung tin, tạo dư luận nhằm gây mâu thuẫn nội bộ, đề cao vai trò của Chính phủ và Quốc hội Việt Nam nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thúc đẩy các cơ quan lập pháp tách dần khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tung tin, xuyên tạc rằng, trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đang hình thành “bè phái, vây cánh”, không có sự đoàn kết, thống nhất. Đồng thời, chúng lợi dụng những vấn đề phức tạp, bức xúc xã hội như tham nhũng, biểu tình, đình công, khiếu kiện... để kích động, chia rẽ đoàn kết trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Sử dụng các điều kiện hội nhập quốc tế và những khó khăn về kinh tế, xã hội để ép Việt Nam cải cách luật pháp theo ý đồ của phương Tây; tác động vào các cơ quan hoạch định chiến lược của Đảng, Nhà nước để làm thay đổi đường lối, chính sách, chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó, tìm cách xâm nhập, tác động, làm chệch hướng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, bằng cách thúc đẩy các quan hệ có lợi cho chúng; không được như ý muốn, chúng thổi phồng nguy cơ Trung Quốc xâm lược Việt Nam, nhằm chia rẽ quan hệ Việt - Trung.
Các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị xác định, bằng mọi giá phải phá vỡ quan hệ đối tác chiến lược Việt - Trung, lôi kéo Việt Nam ngả về phía chúng. Theo đó, các thế lực thù địch  chủ trương “rút tỉa bất đồng trong quá khứ, củng cố hợp tác trong hiện tại và mở rộng định hướng chiến lược cho tương lai”. Trong thời gian diễn ra Hội nghị Trung ương 4, khoá XI, các thế lực thù địch  tăng cường theo dõi tình hình nội bộ Việt Nam, nhất là “sự chia rẽ và mâu thuẫn trong nội bộ Ban Lãnh đạo Việt Nam” và những diễn biến liên quan đến Hội nghị Trung ương 4, đồng thời tung tin rằng: “Do cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng không thành công nên Trung ương 4, khóa XI của Đảng phải ra thêm Nghị quyết “Về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay nhằm chạy chữa căn bệnh suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên”.
 Cùng với đó, các thế lực thù địch Tây luôn duy trì sức ép về “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo” đối với Việt Nam thông qua việc vận động đưa ra các dự luật, tổ chức hội thảo, điều trần để xuyên tạc tình hình, vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo”, đòi Việt Nam trả tự do cho các đối tượng chống đối bị bắt giữ. Họ đã tổ chức nhiều hoạt động gây sức ép với Việt Nam về vấn đề “dân tộc, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo” thông qua việc triển khai một số biện pháp chế tài nếu Việt Nam không “cải thiện tình trạng nhân quyền”, đẩy mạnh chương trình định cư cho những người Việt “tị nạn”, tài trợ hơn 10 triệu USD cho đài châu Á Tự do (RFA) để “chống lại sự phá sóng của Việt Nam”, cấp 2 triệu USD/năm cho các NGO thúc đẩy “tiến trình dân chủ” tại Việt Nam. Đây là những hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Việt Nam của các thế lực thù địch, đi ngược lại những cố gắng của Việt Nam trong việc phát triển mối quan hệ với các nước phát triển.
 Được phương Tây hậu thuẫn, lực lượng phản động, cực đoan ở trong và ngoài nước tăng cường củng cố tổ chức, lôi kéo, phối hợp lực lượng và thực hiện nhiều kế hoạch chống phá Việt Nam. Chúng đã và đang tìm cách cho ra đời các tổ chức chống đối mới, ra sức lợi dụng các sự kiện chính trị, chống tham nhũng, các vụ án kinh tế, chính trị, những vấn đề xã hội phức tạp, nhạy cảm, vấn đề Biển Đông - Trường Sa để tập hợp, liên kết lực lượng và tiến hành nhiều hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta, đồng thời kích động chia rẽ đoàn kết nội bộ, tạo dư luận xấu trong xã hội, kích động quần chúng kiếu kiện, biểu tình chống đối chính quyền nhằm gây bất ổn định và thúc đẩy sự hình thành “xã hội dân sự” tại Việt Nam.
Bọn phản động, cực đoan trong các dân tộc tăng cường kích động, xúi dục đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh đòi “ly khai, tự trị” trên các địa bàn trọng điểm, nhất là Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Do sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường, vấn đề tham nhũng, tiêu cực xã hội tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang, có thể tạo ra những phức tạp xã hội mới. Chính sách mở cửa, mở rộng dân chủ của Đảng và Nhà nước ta, kết hợp với sự non yếu về kinh tế... dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để xâm nhập, chống phá, hướng lái, “chuyển hoá”, tạo nguy cơ chệch định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác động, ảnh hưởng của sự chống phá từ bên ngoài đã và đang góp phần làm nảy sinh một số nguy cơ bên trong nước đặc biệt nguy hiểm. Do hoạt động chống phá của địch, kết hợp với những tồn tại, tiêu cực xã hội, đã tạo ra những nguy cơ bên trong gây ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là nội bộ bị phân hoá, tự diễn biến: Các thế lực thù địch sử dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm, xảo quyệt như mua chuộc, lôi kéo, kích động tâm lý…nhằm làm cho nội bộ Đảng, Quốc hội và chính quyền các cấp nảy sinh mâu thuẫn, chia rẽ, hình thành phe phái, tách Đảng, chính quyền khỏi quần chúng nhân dân, từ đó, hỗ trợ lực lượng đối lập phát triển, từng bước tiếm quyền, chi phối chính trường, làm thay đổi nền tảng chính trị.
Chệch định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là một nguy cơ có thể xẩy ra. Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế hội nhập quốc tế và chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là lợi dụng nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường để xâm nhập, tác động nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh thành phần kinh tế tư bản và làm suy yếu thành phần kinh tế Nhà nước, qua đó hướng lái nền kinh tế Việt Nam theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Từ tình hình trên cần đề phòng, chống nguy cơ xảy ra biểu tình, bạo loạn ở các khu vực trung tâm, đông dân cư. Do hoạt động chống phá của địch, cơ chế chính sách còn bất cập, sự tác động của cơ chế thị trường, vấn đề lịch sử và những bức súc xã hội liên quan đến chính sách tiền tệ và đất đai, hiện đang tồn tại những phức tạp: Đình công của công nhân đòi tăng lương; Học sinh, sinh viên với chính sách giáo dục đào tạo; Tranh chấp cơ sở tôn giáo và hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; Vấn đề biên giới và chủ quyền ở Biển Đông - Trường Sa; Hội nhập, mở cửa dẫn đến sự xâm nhập của kinh tế nước ngoài kèm theo ý thức hệ tư bản, vấn đề buôn lậu qua biên giới, tội phạm xuyên quốc gia, vấn đề khủng bố… Các thế lực thù địch, lực lượng chống đối chính trị sẽ lợi dụng để kích động biểu tình, bạo loạn ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Một nguy cơ khác cần hết sức đề phòng là biểu tình, bạo loạn ở các địa bàn chiến lược, nhất là Tây Nguyên: Do hoạt động chống phá của địch, một số địa bàn chiến lược thường xuyên phức tạp, căng thẳng. Một bộ phận quần chúng người dân tộc vẫn mâu thuẫn với người Kinh, không an tâm sản xuất, nuôi hy vọng ảo tưởng về một “Nhà nước Đêga”, hoặc chạy sang Campuchia để được đi nước thứ 3 mưu cầu cuộc sống sung túc hơn. Đây chính là những nhân tố có thể bị lợi dụng, dẫn đến nguy cơ biểu tình, bạo loạn trên địa bàn. Tuy là ít khả năng xảy ra, song cần đề phòng nguy cơ có thể xảy ra biểu tình, bạo loạn ở nông thôn Việt Nam. Các thế lực thù địch, bọn cực đoan lợi dụng những vấn đề bức xúc của nông dân ở nông thôn, nhất là những tác động mặt trái của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn như sự phân hoá giàu nghèo, giải phóng mặt bằng, tham nhũng của cán bộ địa phương, vấn đề giải quyết công ăn, việc làm... để kích động gây phức tạp, sau đó thúc đẩy thành cuộc bạo loạn chính trị. Các chiêu trò mới của chúng chẳng khác gì kiểu “bình thì mới mà rượu thì cũ”, chúng không thể đánh lừa được chúng ta - những người dân yêu Tổ quốc, yêu chế độ mà chính mình, cha ông mình bằng xương máu đã xây đắp, tạo dựng nên./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét