Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

BỘ MẶT THẬT CỦA NHỮNG NGƯỜI XUYÊN TẠC CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (tiếp theo và hết)



C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu và kế thừa kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hêghen và Phoiơbắc. Ph.Ăngghen cho rằng, C.Mác vĩ đại bởi vì ông “biết đứng trên vai của những người khổng lồ”, đó là Đ.Ricacđô, A.Smít, Xanhximông, Phuriê, Hêghen và Phoiơbắc..., không có các vị ấy, chắc chắn không thể có chủ nghĩa Mác. Chính “tư tưởng tiến bộ” và “hạt nhân hợp lý” trong học thuyết của các bậc tiền bối đã được C.Mác kế thừa, bằng cách lọc bỏ 9 phần bã, lấy một phần chất để xây dựng nên học thuyết khoa học, cách mạng cña m×nh. Với tính cách là những bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử đều có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng. Vì thế, coi chủ nghĩa Mác như “sự lắp ghép cơ học của kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức” là không hiểu đúng bản chất chủ nghĩa Mác.
Tuy nhiên, có một thực tế là, trong giáo dục lý luận chính trị phổ thông và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thời gian qua, chúng ta chưa có điều kiện làm rõ nguồn gốc hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác mà chỉ tập trung làm rõ hệ thống quan điểm của Người. Điều đó đã đem lại những nhận thức khác nhau, nhất là khi mọi người “tiếp cận” những thông tin sai lệch, thậm chí xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Người ta “nửa tin nửa ngờ” về tính chân lý của học thuyết Mác; bởi vậy, đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra: Tại sao chủ nghĩa Mác là học thuyết khoa học, cách mạng, được các Đảng Cộng sản coi là nền tảng tư tưởng mà chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lại sụp đổ? Tại sao các nước theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin lại là những nước nghèo đói, còn chủ nghĩa tư bản lại giàu có? Có phải C.Mác và V.I.Lênin là những nhà xã hội duy tâm, siêu hình và không tưởng?
Những câu hỏi tương tự nêu trên đều có vấn đề của nó. Trước hết, do chúng ta trang bị hệ thống quan điểm lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho mọi người chưa đủ độ để họ có thể tự giải đáp mọi vấn đề mà thực tiễn đặt ra và đủ sức chống lại các quan điểm sai trái. Hơn nữa, vì nhiều lý do, có người không hiểu nguồn gốc hình thành và phát triển của các quan điểm ấy, chỉ nắm “phần ngọn” nên rất dễ lầm lẫn. Nếu hiểu rõ các điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận, khoa học tự nhiên của sự ra đời chủ nghĩa Mác, cũng như quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, họ sẽ vững tin hơn khi xem xét và bác bỏ các quan điểm sai trái.
Tung ra các luận điệu: “chủ nghĩa Mác là một học thuyết đóng kín, siêu hình, duy tâm...”, những người có quan điểm đối lập đã cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác, vu khống “sự sai lầm của chủ nghĩa Mác”. Việc làm này diễn ra ở thời hiện tại, song về thực chất vẫn như hơn một trăm năm trước đây các bậc thầy của họ đã từng làm.
Vượt qua mọi sự chống phá, chủ nghĩa Mác với những giá trị khoa học và cách mạng, vẫn tỏ rõ sự trường tồn và bất diệt. Trước đây, các thầy “phù thuỷ” cao tay đã không thể hạ gục chủ nghĩa Mác, thì nay hậu duệ của họ, dù lắm mưu, nhiều kế cũng không thể làm gì hơn thế. Sức sống của chủ nghĩa Mác được nuôi dưỡng bằng tinh hoa trí tuệ nhân loại và thực tiễn cách mạng. Nhờ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã “lột xác”, chuyển lập trường từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Mỗi sự kiện như một nấc thang kế tiếp, nuôi dưỡng tư duy lý luận của Mác và chính nó đã giúp ông sáng lập ra chủ nghĩa Mác. Sau cách mạng tư sản Tháng Hai năm 1848, cũng như sau Công xã Pari năm 1871... , C.Mác và Ph.Ăngghen đều tiến hành tổng kết lịch sử, khái quát những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cách mạng, bổ sung, hoàn thiện chủ nghĩa Mác. Ban đầu, chỉ là “một bóng ma ám ảnh châu Âu”.
Song, vào những năm 70 của thế kỷ XIX, nó đã trở thành hệ tư tưởng thống trị phong trào công nhân quốc tế; là cương lĩnh, nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản. Đến năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi và sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, hệ thống các nước chủ nghĩa xã hội ra đời. Điều đó chứng minh rằng, chủ nghĩa Mác không phải là “một học thuyết bè phái” mà là một học thuyết khoa học và cách mạng. Bằng lao động sáng tạo, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chuyển chủ nghĩa xã hội không tưởng thành lý luận khoa học và V.I.Lênin đã đưa lý luận khoa học vào thực tiễn cuộc sống, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại; mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Lịch sử đã ghi rõ từng sự kiện, cả nhân loại đều thừa nhận: chủ nghĩa Mác - Lê-nin chỉ ra những quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan, sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; đưa giai cấp công nhân và người dân lao động từ nô lệ lên địa vị làm chủ xã hội.  Đó chính là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, con đường, điều kiện, lực lượng và phương pháp giải phóng triệt để xã hội, giai cấp, dân tộc; giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, bất công, tha hoá, đói nghèo dưới mọi hình thức.
Vậy cớ sao, lại vẫn có người cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật, phản bội chính mình, lừa gạt mọi người. Đến đây, có thể nói rằng, những người cố tình xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin chính là những kẻ lừa dối lương tâm, cản trở tiến bộ xã hội, phản bội loài người./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét