Lợi dụng tình hình kinh
tế, chính trị, quân sự phức tạp trên thế giới, ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung
Quốc đã đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu thăm dò dầu khí HD 981
ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đây là hành động ngang
ngược, khiêu khích và hoàn toàn sai trái, không chỉ vi phạm nghiệm trọng chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; phá bỏ mối quan hệ, tình
đoàn kết tốt đẹp mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân, quân đội hai nước đã
xây dựng nhiều năm qua mà còn bất chấp dư luận, luật pháp quốc tế, sự phản đối
gay gắt của cộng đồng quốc tế, coi thường Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
1982 (UNCLOC 1982), phá bỏ những tỏa thuận, cam kết về những nguyên tắc ứng xử
trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký năm 2011.
Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD
981 vào sâu hơn 80 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam, tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam mà Nhà nước ta đã công bố theo
đúng UNCLOC 1982, ở tọa độ cách đảo Lý Sơn của ta chỉ 119 hải lý và cách đảo
tri Tôn 18 hải lý về phía nam là nhằm thực hiện mưu đồ hiện thực hóa yêu sách
vô lý về đường lưỡi bò, từng bước biến tham vọng độc chiếm biển Đông thành hiện
thực nếu như sự kiện này “êm xuôi, trót lọt”, liều “thuốc thử” này hiệu nghiệm.
Trong thời gian Trung
Quốc hạ đạt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nạm, chính phủ, nhân dân nhiều nước trong khu vực và thế giới
và nhất là 90 triệu con tim, khối óc con dân Việt Nam đều hướng về biển Đông,
hướng về đồng bào, các chiến sĩ Trường Sa; cực lực lên án, phản đối quyết liệt
những hành động khiêu khích, gây nguy hiểm và nguy cơ châm ngòi nổ cho các hoạt
động quân sự trên biển Đông của Trung Quốc, làm mất sự ổn định, hòa bình, hợp
tác, phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đe dọa an ninh hàng hải,
an ninh khu vực ASEAN; Trung Quốc đã “đổ dầu vào lửa”, làm phức tạp thêm tình
hình đang bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới. Việc làm của phía Trung Quốc là
ngang nược, thiếu đạo lý, bất chấp pháp lý; không thể chấp nhận được trong một
thế giới hiện đại; nó đang phá hủy uy tín, hình ảnh tốt đẹp mà Trung Quốc “trỗi
dậy trong hòa bình” tạo dựng nên, gây mất lòng tin của nhân dân yêu chuộc hòa
bình, công lý trên toàn thế giới. Toàn thể cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Việt Nam
vô cùng bất bình, căm phẫn, kiên quyết phản đối những hành động sai trái của
phía Trung Quốc với dụng ý xấu là leo thang căng thẳng ở biển Đông, cố tình
biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; thể hiện rõ tư tưởng bành
trướng phiêu liêu, mạo hiểm với tham vọng sơm trở thành cường quốc khu vực,
từng bước tiến tới trở thành bá chủ thế giới. Điều đó là vô cùng nguy hiểm, có
thể coi là một cuộc “thách đố” đối với Mỹ và các nước lớn khác; đẩy sự phân cực
của thế giới lên cao, hình thành các trung tâm, “đa cực” ngày càng rõ. Cuộc so
đo, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, nhất là cuộc chạy đua vũ trang đã,
đang, và có thể gây nguy cơ đặ biệt nguy hiểm đến an ninh, hòa bình thế giới,
đe dọa sự sống yên bình của hàng tỷ người dân lành; ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam.
Rõ ràng, chính sách, yêu sách của Trung Quốc
về đường lưỡi bò chín đoạn, nay là mười đoạn, vẽ lại bản đồ hình vuông là vô
căn cứ, không có cơ sở pháp lý, đạo lý và nó đang gây nên tình huống căng thẳng
trên Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, đe dọa đến nền hòa bình, an ninh, phát triển của
Việt Nam và một số nước trong khu vực ASEAN. Về bản chất, Trung Quốc đang lợi
dụng tình hình chính trị, quân sự thế giới rối ren với sự bất đồng quan điểm,
đối nghịch lợi ích của các phe phái để thử khả năng “áp đặt một nguyên trạng
mới”, tạo ra “sự đã rồi” trên Biển Đông, áp đặt chúng ta phải thỏa hiệp, chấp
nhận “cùng khai thác”. Đây là một sự thay đổi lớn về mặt chiến thuật của Trung
Quốc với âm mưu, ý đồ thâm độc của Trung Quốc, kể từ sau chuyến thăm Việt Nam
gần đây nhất của Thủ tướng Trung Quốc. Vì vậy, họ chủ động đưa hơn 120 tàu các
loại; trong đó có nhiều tàu quân sự, máy bay và các thiết bị hiện đại để hộ
tống giàn khoan HD 981. Mỗi việc làm, từng bước đi của họ đã được tính toán kỹ
lưỡng với một kế hoạch chi tiết, dàn dựng rất công phu; hoàn toàn khác với cách
đặt các giàn khoan thăm dò dầu khí thông thường mà các nước vẫn thường làm là
chỉ cần 3 đến 4 tàu hải giám hộ tống.
Những âm mưu, kế hoạch đã
định sẵn ấy đã được phía Trung Quốc triển khai thực hiện theo dự tính, đúng
“kịch bản” mà các bậc tiền bối của họ đã dàn dựng, được các thế hệ lãnh đạo
Trung Quốc thời nay bổ sung, hoàn thiện và hiện thực hóa vô cùng nguy hiểm. Khi
các tàu cá, tàu kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam kịp thời thông báo, ngăn
chặn thì họ không một chút do dự, đã dùng các tàu lớn áp sát, chĩa vòi rồng
phun nước tốc độ mạnh vào các tàu của ta, đặc biệt là lặp lại các hành vi hiếu
chiến, hung hăng dùng tàu lớn đâm thẳng vào tàu của kiểm ngư, tàu Cảnh sát biển
Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam, làm nhiều tàu của ta hư hỏng, (nặng nhất là tàu HQ 951);
nhiều cán bộ, nhân viên kiểm ngư và ngư dân của ta bị thương. Đây không phải là
các vụ va chạm thông thường như phía Trung Quốc biện hộ mà là hành vi bạo lực,
hăm dọa, cố tình tạo cớ để lợi dụng tấn công lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển
và ngư dân Việt Nam khai thác ở các ngư trường trong vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của mình. Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động
đơn phương, sai trái, gây sức ép lên khu vực, vi phạm trắng trợn chủ quyền của
Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
2. Với nhiều lý do khác
nhau, sau gần 2 tháng rưỡi hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981, trước cơn bão số
2, Trung Quốc đã rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam.
Cộng đồng quốc tế và nhân dân Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tái phạm sai
lầm, không đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam,
không gây thêm các hành vi trái phép khác, hãy giữ nguyên trạng và trả lại sự
bình yên cho Biển Đông và nhân dân Việt Nam. Mọi vấn đề có liên quan đến Biển
Đông cần được hai bên thảo luận, giải quyết theo phương pháp hòa bình, đối
thoại và tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế để tháo gỡ tình hình
căng thẳng hiện nay. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghiêm túc các điều
cam kết, thỏa thuận mà DOC đã xác định, đề nghị các nước ASEAN và cộng đồng
quốc tế khẩn trương xây dựng và thực thi COC. Trước tình hình phức tạp đã, đang
diễn ra trên Biển Đông, trong đất liền, chúng ta cần hết sức bình tĩnh, kiên
định, kiên trì xử lý kịp thời, khôn khéo, chính xác, linh hoạt, mềm dẻo, có
hiệu quả tất cả các tình huống xảy ra nhằm giữ vững sự ổn định chính trị, môi
trường hòa bình để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Chúng ta đã hết sức kiềm chế và sẽ tiếp tục kiên định, bình tĩnh, kiềm chế
trong khuôn khổ cho phép, không làm điều gì vượt quá mức cần thiết để phức tạp
thêm tình hình và để Trung Quốc lợi dụng, tạo cớ thực hiện những hành vi sai
trái nguy hiểm hơn.
Toàn thể nhân dân Việt
Nam vô cùng cảm kích, súc động trước tinh thần, thái độ yêu nước của đồng bào,
chiến sĩ cả nước, nhất là các bạn học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam đã
và đang hướng về biển đảo thân yêu, về các chiến sĩ Cảnh sát biển, Kiểm ngư,
Hải quân nhân dân Việt Nam đang ngày đêm vững vàng tay súng trước phong ba bão
táp để giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
Chúng ta đã bình tĩnh, sáng suốt và dũng cảm
xử lý các tình uống xảy ra, kể cả hành động ngang ngược, dùng các tầu
lớn đâm thẳng vào các tàu cá, các tàu của Kiểm Ngư, Cảnh sát biển Việt Nam;
khôn khéo, sáng tạo, mau lẹ áp sát giàn khoan HD 981 để tuyên truyền pháp lý,
đạo lý, giúp Trung Quốc nhận ra sai lầm của mình, rút giàn khoan khỏi vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, không làm phức tạp thêm tình hình
trên Biển Đông. Trong bối cảnh này, mỗi người dân Việt Nam cần đọc lại Lời kêu
gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ năm 1946, sẽ tìm thấy triết lý nhân sinh
sâu sắc và cách ứng xử của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta hiện nay. Hơn ai hết,
chúng ra rất hiểu giá trị của hòa bình, rất cần sự ổn định chính trị để phát
triển kinh tế - xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng nhưng chúng ta không bao giờ
đổi đất, chủ quyền biển đảo để lấy một thứ hòa bình viễn vông, phi thực tế. Bởi vì, chúng ta đã đi qua hai cuộc hiến tranh thần
thánh chống thực dân, đế quốc; chúng ta rất quý trọng hòa bình mà gần 7 triệu
người dân, chiến sĩ quân đội ta đã hy sinh, phải đổi bằng xương máu mới có
được; phải mất nhiều công sức, mồ hôi, nước mắt và máu của mình mới có được
thành quả gần 30 năm đổi mới đất nước hôm nay. Vì vậy, chúng ta nhẫn nhịn, kiềm
chế là vì lẽ đó. Chúng ta sẽ tiếp tục kiềm chế trong khuôn khổ, điều kiện cho
phép. Tuy nhiên, cần nói rõ rằng, sự kiềm chế, chịu đựng của chúng ta cũng chỉ
có giới hạn. Chúng ta sẽ biết phải làm gì và khi nào thì hành động và hành động
như thế nào để bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ;
kiên quyết không bao giờ để mất đất, mất đảo, để mất một tấc đất thiêng liêng
của Tổ quốc. Đối với chúng ta, Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Bảo
vệ Tổ quốc là niềm vinh dự, tự hào và là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.
Trong mọi tình huống, cán
bộ, chiến sĩ và nhân dân ta cần hết sức bình tĩnh, đoàn kết xung quan Ban Chấp
hành Trung ương Đảng ta, sáng suốt đưa ra những giải pháp cần thiết nhất, thích
hợp nhất để giữ vững sự ổn định chính trị, bảo vệ thành quả cách mạng, nền hòa
bình và kết quả 30 năm đổi mới. Mọi hành vi bột phát, manh động không những
không giải quyết được tình hình mà có khi lại làm phức tạp, rối rắm thêm tình
hình. Bên cạnh việc đề cao cảnh giác, động viên các lực lượng Cảnh sát biển,
kiểm ngư Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; đồng thời, cần động viên ngư
dân bám biển, vươn khơi, tiếp tục khai thác, đánh bắt thủy sản; tránh đụng độ,
gây xung đột với tàu Trung Quốc, bảo vệ ngư trường truyền thống ông cha ta để lại.
Mặt khác, chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa
đấu tranh ngoại giao, lật rõ bộ mặt thật của phía Trung Quốc, làm cho dư luận
quốc tế đứng về phía chúng ta, đồng tình, ủng hộ chúng ta, bảo vệ lẽ phải, công
lý, hòa bình và phát triển. Do đó, các văn bản của Việt Nam cần tiếp
tục gửi lên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Các nước ASEAN cần chủ động
vào cuộc, cùng nhau bàn bạc, tìm giải pháp khả thi nhất để giải quyết vấn đề
mới nảy sinh ở biển Đông, phải coi vấn đề mới nảy sinh ở biển Đông do Trung
Quốc gây ra là một trong những vấn đề nghị sự quan trọng bậc nhất của các Hội
nghị ASEAN. Trên cơ sở đó, thống nhất lập trường, quan điểm xây dựng bộ ứng xử
COC thay cho DOC hiện nay; ra Thông báo của ASEAN về sự đồng lòng, yêu cầu
Trung Quốc thực hiện nghiêm túc Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982;
không đợc tái phạm, hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và
thêm lục địa Việt Nam, trả lại sự ổn định, bình yên và lập lại tình hình nguyên
trạng của biển Đông. Đây là cơ sở để xây dựng một cộng đồng ASEAN thịnh vượng,
hòa bình, phát triển vào 31 tháng 12 năm 2015.
Trung Quốc đã mắc sai lầm nghiệm trọng thì chúng ta,
nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và cộng đồng quốc tế phải có trách
nhiệm giúp họ khắc phục sai lầm do chính họ gây nên. Đó là một trong những
phương cách hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong bối cảnh
tình hình hiện nay/.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét