Chiến tranh thế giới lần
thứ hai hay nói chính xác là Đại chiến thế giới lần thứ hai là một cuộc chiến
tranh với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Trong chiến tranh
thế giới lần thứ nhất, chiến trường chủ yếu là châu Âu nên người ta thường gọi
là “chiến tranh châu Âu”, còn Chiến tranh thế giới lần thứ hai lan rộng khắp
toàn cầu; đồng thời diễn ra ở bốn châu lục: Âu, Á, Phi và châu Đại Dương; lan
rộng ra 4 đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng
Dương; đã lôi cuốn 60 quốc gia vào cuộc chiến với hơn 200 triệu nhân khẩu toàn
thế giới tham dự. Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã kéo dài 6 năm, gây ra
thảm họa vô cùng to lớn đối với nhân loại: Binh sĩ và dân thường đã chết trong
chiến tranh thế giới lần thứ hai là 100.000 người. Chi phí cho chiến tranh thế
giới lần thứ hai là 1.300. 000.000 USD, chiếm 60-70% tổng thu nhập quốc dân của
60 nước tham chiến. Tổng giá trị vật tư bị tổn thất của các nước giao chiến là
4.000 tỷ USD. Riêng quân đội và nhân dân Liên Xô đã thương vong đến 60.000.000
người. Trong đó số chết là 27.000.000 người (có 8.668.400 Hồng quân Liên Xô đã
hy sinh). Tổn thất về vật chất của Liên Xô tính theo năm 1941 là 679 tỷ Rúp. So
với thiệt hại chung của các nước tham chiến thì Liên Xô chiếm 41%/100% tổng
thiệt hại.
Mỹ - một trong những nước đồng minh chống phát
xít đã chi phí cho chiến tranh thế giới lần thứ hai 50 tỷ USD và 405.000 sĩ
quan, binh sĩ đã chết trận. Nước Anh cũng là một nước đồng minh chống phát xít
có 375.000 sĩ quan và binh sĩ hy sinh. Nước Đức phát xít cũng gánh chịu tai họa
lớn từ cuộc chiến do chính họ gây ra: đã tử vong và bị bắt sống 13.600.000
người; trong đó có 10.000.000 người chết tại chiến trường Liên Xô và 4.000.000
dân thường chết tại nước Đức. Nhật Bản có 2.747.000 người chết do chiến tranh
thế giới lần thứ hai gây ra.
Những con số nêu trên cho
thấy, Liên Xô và các nước đồng minh chống phát xít giành chiến thắng trong Đại
chiến thế giới lần thứ hai với cái giá phải trả là quá đắt; đặc biệt, nhân dân
các nước tham chiến, nhất là nhân dân và Hồng quân Liên Xô đã phải gánh chịu
tai họa vô cùng thảm khốc.
Chiến thắng vĩ đại của
nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước đồng minh chống chủ nghĩa Phát xít trong
chiến tranh thế giới lần thứ hai có ý nghĩa lịch vô cùng sâu sắc và ảnh hưởng
rất lớn đến cục diện châu Âu và thế giới hiện đại. Có thể nhận thấy ý nghĩa
lịch sử và thời đại của nó trên các điểm sau đây:
Thứ nhất, từ thảm họa của chiến tranh thế giới lần thứ hai, loài người nói chung,
nhân dân yêu chuộng hòa bình nói riêng càng thêm tôn trọng, yêu quý và có trách
nhiệm to lớn đối với việc gìn giữ nền hòa bình thế giới. Vì vậy, việc phản đối
chiến tranh, bảo vệ hòa bình là tiêu điểm của mọi vấn đề và hơn bao giờ hết, nó
đã, đang và càng trở nên cấp bách đối với sự sống còn của các quốc gia dân tộc;
liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của cả loài người; luôn được các quốc gia dân
tộc quan tâm, lo lắng; cùng nhau chia sẻ trách nhiệm.
Thứ hai, thắng lợi của chiến tranh thế giới lần thứ hai, ở một mức độ nhất định,
đã rửa sạch lớp bùn nhơ, lớp nước vẫn đục của chủ nghĩa phát xít gây ra, làm
cho nền dân chủ, nhân quyền thế giới có được bước phát triển mới; đồng thời,
làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa thoát ra được khủng hoảng kinh tế, chính trị,
xã hội vốn đã lún sâu trong nửa phần đầu của thế kỷ XX; bước vào thời kỳ phát
triển mới với diện mạo thế giới ngày nay.
Thứ ba, thắng lợi của chiến tranh thế giới lần thứ hai đã phá vỡ trình trạng lấy
châu Âu làm trung tâm trong mối quan hệ quốc tế đã được hình thành từ thời cận
hiện đại. Vào thời ấy, các cường quốc châu Âu nắm địa vị “chúa tể” về mặt chính
trị trên toàn thế giới và nó đã đi qua, không bao giờ có thể quay trở lại như
trước. Sau khi địa vị trung tâm của châu Âu bị phá vỡ, sự thống trị của châu Âu
biến mất, Liên Xô và Mỹ đã phát triển nhanh chóng, trở thành hai cường quốc
trên thế giới, tạo thành tình thế hai cực đối lập nhau trong chiến tranh lạnh.
Thứ tư, thắng lợi của chiến tranh thế giới lần thứ hai đã dẫn đến cách mạng xã
hội ở Việt Nam, Trung Quốc..., mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp
bức; tạo ra những nhân tố mới, điều kiện mới cả bên trong và bên ngoài có lợi
cho phong trào độc lập dân tộc, tiến tới thành công sau thế chiến thứ hai. Tại
các vùng châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh đã bùng lên những cơn bão táp cách
mạng, đấu tranh để giải phóng dân tộc. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
bị lung lay, từng bước sụp đổ. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao, đã trở
thành lực lượng quan trọng và là đối trọng trong việc chống lại chủ nghĩa đế
quốc và chủ nghĩa bá quyền, bảo vệ hòa bình thế giới. Nhân dân các nước châu Á,
trong đó có Việt Nam
đã xây dựng được chính quyền dân chủ nhân dân và bước lên con đường xã hội chủ
nghĩa. Việt Nam, Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã cùng
Liên Xô hình thành một hệ thống mới - hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên
thế giới.
Thứ năm, với thắng lợi của chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô không những
đã cứu loài người thoát khỏi thảm họa bị diệt vong của chủ nghĩa phát xít mà
còn phát triển nhanh chóng, trở thành thành trì vững chắc của hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa. Việc Liên Xô trở thành một cường quốc quân sự, chính trị duy
nhất ở châu Âu và châu Á cũng như uy tín quốc tế của Liên Xô được nâng cao chưa
từng có sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và việc hàng loạt các nước xã hội
chủ nghĩa ra đời sau cuộc chiến tranh này đều là thành quả của thắng lợi trong
chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. Liên Xô đã thoát khỏi tình trạng bị chủ
nghĩa tư bản bao vây; đồng thời, cùng các nước xã hội chủ nghĩa tạo thành một
mặt trận xã hội chủ nghĩa chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình to lớn trên thế
giới.
Đối với nhân dân ta,
chiến thắng của nhân dân Liên Xô và các nước đồng minh chống chủ nghĩa Phát xít
trong chiến tranh thế giới lần thứ hai đã đem lại những điều kiện thuận lợi để
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, đã làm nên Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thành công. Có thể khẳng định rằng, Cách mạng Tháng Tám của
nhân dân ta là một trang chói lọi nhất, vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc, là
bước ngoặc của cách mạng Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan ách phát xít Nhật trong 5 năm, đập tan
ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến mấy ngàn
năm; đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do,
nhân dân làm chủ đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 là kết quả của nhiều nguyên nhân; trong đó, có một nguyên
nhân không thể không nhắc tới, là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Liên Xô và nhân
dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới trước nạn hủy hoại loài người của chủ
nghĩa phát xít; đã đem lại những thời cơ, vận hội lớn để Đảng, Bác Hồ kính yêu
lãnh đạo quân và dân ta thực hiện “cuộc đổi đời”, xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất
công; xây dựng Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Những gì mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta có được hôm
nay, không bao giờ tách khỏi sự kiện vĩ đại đã xảy ra 69 năm trước đây: Chiến
thắng Phát xít Ngày 9 tháng 5 năm 1945, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Kỷ niệm 69 năm Ngày chiến thắng chủ nghĩa phát xít tàn ác, Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta càng quyết tâm đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và của cải
để chống mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Tinh thần chiến thắng quân Phát xít sống mãi!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét