Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Như thế nào là tự do báo chí?



Sự thật tự do báo chí (TDBC) ở Mỹ như thế nào? Từ Hiến pháp đến thực tế về vấn đề tự do báo chí ở Mỹ thể hiện ra sao?
Tự do báo chí là vấn đề lúc nào cũng nóng hổi, bức xúc, được nhiều người quan tâm và quan tâm từ các phương diện khác nhau. Vì báo chí thể hiện mạnh mẽ nhất sức mạnh xã hội của tự do ngôn luận và tự do tư tưởng; là hệ thống phương tiện hữu dụng nhất trong việc thể hiện quyền lực và sức mạnh chính trị - xã hội mà các giai cấp luôn tìm cách nắm giữ và chi phối.
Gần đây, một số người cho rằng, tự do báo chí ở Mỹ như là một mẫu hình, thậm chí là hình tượng duy nhất có. Họ một mực ca ngợi tự do báo chí ở Mỹ như một hình mẫu có một không hai. Vậy sự thật tự do báo chí (TDBC) ở Mỹ như thế nào?
Điều này, cần nhìn nhận: Tự do báo chí Mỹ nhìn từ Hiến pháp Mỹ sẽ rõ.
Nước Mỹ thời kỳ thuộc Anh, báo chí phải được cấp phép và chịu sự kiểm duyệt gắt gao trước khi xuất bản. Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 có điều khoản về tự do báo chí.
Nhưng năm 1791, Quốc hội Mỹ ban hành “Đạo luật về quyền con người” (Bill of Rights) bao gồm 10 điều khoản bổ sung, sửa đổi của Hiến pháp 1787 (còn gọi là 10 Tu chính án).
Trong Tu chính án lần thứ nhất (Điều bổ sung, sửa đổi) “Quốc hội sẽ không ban hành một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận hay quyền TDBC của công dân…”. Cho nên, không ít người cứ viện dẫn vào điều bổ sung này mà nói rằng, TDBC ở Mỹ là không giới hạn. Sự thật không phải như vậy.
Năm 1787, Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, người soạn thảo chính bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ, đã kiên quyết ủng hộ việc giám sát chặt chẽ của báo chí để nó không gây tổn hại đến lựoi ích quốc gia.
Ông khẳng định: Báo chí được chính quyền bảo vệ, và nó chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của chính phủ.
- Quốc hội và Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Năm 1798, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Phản loạn,” quy định: “việc viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội”.
Bên cạnh đó, Điều 2385, Chương 115 - Bộ luật Hình sự Mỹ, nghiêm cấm mọi hành vi “in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”.
Cũng theo Hiến pháp Mỹ thì Tòa án tối cao được phép đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo chí có hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc xiểm nhà nước, xã hội và cá nhân.
Sau đó, các bang cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều phối tự do thông tin báo chí. Nếu xét về mặt ngôn từ, Hiến pháp Mỹ chỉ cấm Quốc hội liên bang chứ không cấm chính quyền các bang ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có khả năng hạn chế quyền tự do báo chí.
Mặt khác, trong khi xử các vụ án liên quan đến báo chí, Tòa án Tối cao Mỹ thường đưa ra các phán quyết cụ thể, những phán quyết ấy có giá trị pháp lý và bắt buộc thực thi trong các trường hợp tương tự.
Kể từ năm 1787, tòa án tối cao và chính quyền các bang đã ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ điều phối tự do thông tin báo chí, chứ không phải tự do vô hạn độ, tự do hoàn hảo như một số người lầm tưởng.
Điều này đúng với nguyên lý cơ bản mà Các Mác đã nêu ra cách đây hơn trăm năm, rằng không nên bàn đến có hay không có TDBC; TDBC bao giờ cũng có. Vấn đề là tự do cho ai và tự do để làm gì. Đến nay, luận điểm này vẫn giữ nguyên giá trị. Bởi vì, trong xã hội có giai cấp và còn sự khác biệt về lợi ích nhóm, báo chí luôn thuộc về một giai cấp nhất định... Đó là vấn đề có tính quy luật đối với mọi chế độ xã hội, không kể đó là nước phát triển hay nước đang phát triển, nước giàu hay nước nghèo.
- Ở Mỹ, chính quyền sẵn sàng can thiệp trừng phạt nếu báo chí vi phạm vào các 9 lĩnh vực sau đây:
1). Báo chí đăng bài viết có phương hại đến nền an ninh quốc gia; 2). Báo chí đăng bài viết tán trợ gián tiếp xúi giục bạo động gây bất ổn xã hội; 3). Báo chí đăng bài viết miệt thị và kỳ thị tôn giáo và chủng tộc; 4). Báo chí đang bài viết bôi nhọ cá nhân hay một tập thể; 5). Báo chí đăng bài viết xâm phạm vào đời tư của một cá nhân; 6). Báo chí đăng bài viết có ảnh hưởng xấu cho xã hội; 7). Báo chí đăng bài viết gây một nguy hiểm rõ ràng và tức thời cho cộng đồng; 8). Báo chí đăng bài viết với ngôn ngữ thô tục, 9). Báo chí đăng bài viết gây công phẫn dư luận. Ở Mỹ, tự do ngôn luận, báo chí đều trong khuôn khổ pháp luật.
Báo chí ra đời do nhu cầu phát triển nội tại của một chế độ chính trị-xã hội;  báo chí chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của mình trước những vấn đề mà cả xã hội cùng quan tâm.
Trong một chế độ chính trị có Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thì mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội phải tuân theo pháp luật. Vì vậy, hoạt động báo chí không thể nằm ngoài yêu cầu đó. Nhưng pháp luật trong chế độ tư bản là sự thể hiện ý chí của giai cấp tư sản. Họ sử dụng bộ máy nhà nước để duy trì trật tự xã hội vì lợi ích của giai cấp tư sản chiếm số ít trong dân cư. Vì vậy, không thể có tự do ngôn luận, tự do báo chí thuần túy nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước tư sản. Cần khẳng định rằng, muốn có tự do báo chí theo nghĩa chân chính, phải trên nền tảng một xã hội dân chủ; mọi hoạt động của báo chí phải phục vụ lợi ích của đông đảo nhân dân.
Không thể có tự do báo chí trong một xã hội độc tài, phát xít, chuyên quyền, độc đoán. Những kẻ đóng cửa tất cả các tờ báo tiến bộ chống phát xít (như chủ nghĩa phát xít Đức ở châu Âu) thì không bao giờ có tự do báo chí, tự do ngôn luận vì lợi ích chính đáng của nhân dân.
Trong xã hội tư bản nói chung, ở Mỹ nói riêng, báo chí hoạt động trong môi trường của pháp luật tư sản. Cái mà họ gọi là “tự do báo chí” đã bị cắt xén để phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Hiến pháp của các bang, việc truy tố đối với tội lạm dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cũng được coi là hợp pháp. Điều đó cho thấy, không một quốc gia nào trên thế giới, kể cả ở Mỹ, coi quyền “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận” là tuyệt đối./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét