Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

BỘ MẶT THẬT CỦA NHỮNG NGƯỜI XUYÊN TẠC CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN (Phần 1)



Với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, chủ nghĩa Mác đã trở thành lý luận khoa học, cách mạng, chỉ ra con đường đấu tranh cho mục tiêu giải phóng giai cấp vô sản. Trên thực tế, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam lấy làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình. Thế nhưng, các thế lực thù địch vẫn làm ngơ trước thực tại đó, đưa ra những luận điệu vô căn cứ để tấn công, xuyên tạc nhằm thủ tiêu chủ nghĩa Mác - Lênin. Vậy, bộ mặt thật của những người đó là gì?
Trước sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu; sự đổi mới, thích nghi của chủ nghĩa tư bản hiện đại, cộng với những biểu hiện tiêu cực trong quá trình đổi mới đất nước, một số người đã dao động, giảm lòng tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Với cái gọi là “kiến nghị tâm huyết” với Đảng, Nhà nước, một số người nhân danh “cấp tiến” đề xuất giải pháp nhằm “thay máu cho hệ tư tưởng” và “sửa lại chủ nghĩa Mác - Lênin” cho hợp thời và sát với thực tế Việt Nam. Có kẻ còn “sám hối” rằng, cả đời mình đã tin theo một học thuyết sai lầm, đi theo một con đường không đúng nên “rơi vào tình cảnh éo le, bế tắc”, “cùng đường”; nay nhận thức lại, “thấy chủ nghĩa tư bản là lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề đặt ra trong cuộc sống của loài người”. Vì vậy, phải “giã từ chủ nghĩa xã hội” để đi theo chủ nghĩa tư bản.
Gần đây, trên một số hội thảo quốc tế, người ta bàn nhiều về tương lai của học thuyết Mác. Phần đông các học giả đều thừa nhận giá trị khoa học, cách mạng và sự cần thiết phải có học thuyết Mác trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, “chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ là của quá khứ”, “chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, XX; không phù hợp với thời đại ngày nay”, hay “chủ nghĩa Mác - Lênin đã chết cùng với sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu”. Trắng trợn hơn, họ còn xuyên tạc: “C.Mác và V.I.Lênin là những nhà xã hội duy tâm, siêu hình và không tưởng”, học thuyết Mác chỉ là “sự sao chép sống sượng” chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp, kinh tế chính trị học Anh và triết học cổ điển Đức; là “sản phẩm lai tạo”, “hỗn hợp” mang tính chủ quan, áp đặt, “được nặn ra từ những cái đầu thiển cận của C.Mác và Ph.Ăngghen”.
Ở nước ta, lợi dụng các cuộc hội thảo khoa học, một số người đã đưa ra nhiều lý lẽ để phê phán, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đã chọn; xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Điều hết sức nguy hiểm là các quan điểm sai trái này bằng nhiều hình thức đã được tán phát, lan truyền rất nhanh; gây hoang mang, hoài nghi cho nhiều người, để lại những hậu quả không thể xem thường trong xã hội ta. Bằng cách này, họ muốn “chuyển lửa về quê nhà”, tạo nên sự “diễn biến bên trong”, trước hết là diễn biến về nhận thức, tư tưởng; từ đó dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” theo quỹ đạo chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Chúng ta không hề ngạc nhiên trước những quan điểm xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin. Vì kể từ khi chủ nghĩa Mác ra đời cho đến nay, những “điệp khúc” này đã được “tua” nhiều lần ; chỉ có điều nó được thể hiện bởi các “ngữ điệu” khác nhau qua các kiểu loại kẻ thù “lớn nhỏ” của C.Mác. Vì sao họ lại chống chủ nghĩa Mác một cách điên cuồng và quyết liệt như vậy? Hẳn là họ ý thức rất rõ sức sống mãnh liệt cũng như sự nguy hiểm của chủ nghĩa Mác đối với sự tồn tại, phát triển và lợi ích của họ, nhất là khi chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hệ tư tưởng thống trị của giai cấp công nhân, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Hẳn là họ hiểu rằng, chừng nào còn chủ nghĩa Mác - Lênin thì chừng ấy còn có Đảng Cộng sản, còn có phong trào công nhân và cuộc đấu tranh của giai cấp này tất yếu sẽ tiêu diệt họ; chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản tất yếu sẽ được xây dựng thành công.
Kể từ năm 1930, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VII (năm 1991) đến nay, Đảng và nhân dân ta luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Ngay sau đó, các thế lực thù địch luôn có những bài viết xuyên tạc, vu khống, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chúng không chỉ phê phán, phủ nhận các luận điểm, mà còn xuất phát từ cội nguồn, lịch sử hình thành, phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để phê phán. Vậy họ là ai, bộ mặt thật của những người này thế nào? Câu trả lời sẽ từ sự phân tích bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin.
 Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở nước Đức, do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập. Vào thời điểm đó, lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển rất mạnh mẽ, ưu thế của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được khẳng định và cách mạng tư sản đã giành thắng lợi. Thế nhưng, ngọn cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” và những lời hứa của giai cấp tư sản trong quá trình cách mạng, lúc này chỉ còn lại là “chiếc bánh vẽ”. Thành quả và lợi ích của cuộc cách mạng tư sản đã bị giai cấp tư sản chiếm đoạt mà không hề đếm xỉa đến lợi ích của những người bạn đồng minh là giai cấp vô sản. Bị lừa dối và phản bội, giai cấp vô sản đã thức tỉnh và họ hiểu rằng, kẻ thù của mình không phải là “máy móc” mà chính là giai cấp tư sản.
 Vì vậy, họ đã liên hợp lại, kiên quyết đứng lên đấu tranh đòi lại quyền sống cho mình. Cuộc đấu tranh “một mất một còn” của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ngày càng quyết liệt. Sống trong thời đại ấy, C.Mác và Ph.Ăngghen tận mắt chứng kiến các biến cố lịch sử và phát hiện ra vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - những người “đào huyệt” chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Các ông đã xây dựng lý luận khoa học, cách mạng để trang bị cho giai cấp công nhân. Tất cả những điều nêu trên chỉ diễn ra trong thập kỷ thứ ba và thứ tư của thế kỷ XIX, khi mà C.Mác và Ph.Ăngghen đang ở độ tuổi xung mãn; khi những điều kiện khách quan đã phát triển và đạt độ chín muồi, tác động trực tiếp, cho phép c¸c «ng tiếp thu, kế thừa và xây dựng học thuyết khoa học, cách mạng. Đó cũng là điều giải thích rõ: Tại sao các bậc tiền bối của C.Mác và Ph.Ăngghen lại không thể phát hiện ra vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và họ không thể xây dựng nên học thuyết khoa học, cách mạng cho giai cấp vô sản, mặc dù họ chỉ hơn C.Mác 10 - 15 tuổi.
Như vậy, chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử, từ các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan đã phát triển chín muồi chứ không phải “được nặn ra từ những cái đầu thiển cận, mang nặng tính chủ quan, áp đặt; cũng không phải là “sự ba hoa của kẻ làm trò ảo thuật”, mà là sự chứng minh bởi lịch sử của khoa học hiện đại. Để xây dựng học thuyết của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những tinh hoa trí tuệ trong lịch sử tư tưởng nhân loại. V.I.Lênin viết: “Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chứng tỏ hết sức rõ rằng chủ nghĩa Mác không có gì giống “chủ nghĩa bè phái” hiểu theo nghĩa một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới”1. Người còn chỉ rõ, học thuyết của C.Mác “ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội”2.
Về điều này, bản thân C.Mác, từ năm 1846, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, đã nói rõ. 40 năm sau, tức là vào năm 1886, trong tác phẩm: “L.Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ph.Ăngghen đã giải đáp tường tận nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác, nói rõ đó là sự kế thừa những giá trị của các bậc tiền bối và đã độc lập nêu ra các quan điểm của mình như thế nào. Đồng thời, coi đó là “việc làm danh dự” rất cần thiết để “trả món nợ lương tâm” mà 40 năm trước C.Mác đã trình bày trong “Hệ tư tưởng Đức”, nhưng thời đó, tác phẩm chưa được xuất bản. Gọi là đọc chủ nghĩa Mác, hiểu chủ nghĩa Mác mà lại không rõ những chi tiết này, để rồi coi chủ nghĩa Mác là “học thuyết đẻ non”, “là sản phẩm sống sượng”, là “sự sao chép học thuyết của Aristốt, Ric¸cđô; Xanhximông, Hêghen, Phoiơbắc” thì rõ ràng đó là sự xuyên tạc trắng trợn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét